Giai đoạn 3-6 tháng tuổi bố mẹ cần GDS cho con những gì?

Giáo dục sớm giai đoạn từ 3-6 tháng tuổi những gì?

Theo quan niệm cách nuôi con truyền thống, trẻ từ 3-6 tháng tuổi chỉ là dừng lại ở phương pháp cho bé ăn và ngủ, giáo dục sớm cho bé trong giai đoạn này sẽ khiến bé không thể phát triển một cách tự nhiên. Nhưng khoa học đã chứng minh rằng giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi là giai đoạn vàng mà trí não của bé phát triển sớm nhất. Não bộ của những đứa trẻ ở thời điểm này có thể tiếp thu, ghi nhớ rất tốt. Và đây cũng chính là lý do mà các nhà khoa học khuyên bố/mẹ cần có những tác động giáo dục sớm cho con.

Trước hết để làm được điều này bố/mẹ cần hiểu đúng những khái niệm giáo dục sớm (GDS) để nuôi dạy con một cách tốt nhất. Giáo dục sớm không phải là khái niệm để nhồi nhét kiến thức, để con biết nhiều hơn chúng bạn đồng lứa… mà là để kích thích và khơi dậy tối đa tiềm năng cho con, giúp con phát triển đúng theo những giai đoạn…

Vậy giáo dục sớm cho trẻ từ 3-6 tháng những gì?

  1. Xúc giác:

Ở giai đoạn các con từ 3-6 tháng tuổi việc cần thiết phải trang bị cho con là các kỹ năng vận động thô, kỹ năng cầm nắm đồ vật có chủ đích. Mẹ hãy cho con cầm nắm những vật liệu khác nhau giúp con cảm nhận như len, bông, vải, gỗ… Mẹ đừng ngại khi con đưa những đồ vật đó lên miệng, đó chính là con đang cảm nhận đó, trước khi đưa nó cho con để an toàn hơn mẹ hãy vệ sinh sạch sẽ và theo sát quá trình cảm nhận của con là được.

  1. Thị giác

Từ lúc khoảng 4 tháng tuổi con bắt đầu có thể nhìn xa hơn, nhận biết hình nổi, và đặc biết có nhận thức rõ nhất về khoảng cách các đồ vật với vị trí của mình. Và lúc này con sẽ thích thú tìm hiểu mối quan hệ giữa thị giác và xúc giác chính vì vậy bố/mẹ hãy tạo điều kiện treo những đồ vật lên để con cầm, thay đổi thường xuyên những đồ chơi chuyển động 2 đến 3 tuần một lần giúp con hào hứng hơn.

Ngoài ra nếu bố/mẹ đã có điều kiện chuẩn bị các bộ đồ chơi chuyển động cho con từ khi mới sinh (khoảng 2-3 tuần tuổi) thì vẫn nên duy trì các bộ chuyển động tiếp theo. (Mẹ Xu sẽ viết một bài chia sẻ chi tiết riêng về tác dụng và cách làm liên quan đến bộ đồ chơi chuyển động kích thích thị giác trong bài viết sau, bài viết này chỉ dừng lại những khái niệm và hoạt động cơ bản)

  1. Thính giác:

Trong giai đoạn này bố mẹ nên cho con ra tìm hiểu môi trường bên ngoài, nghe những âm thanh phát ra từ môi trường tự nhiên. Điều đặc biệt phải trò chuyện thật nhiều với con về những từ ngữ chỉ sự vật hiện tượng xung quanh. Lưu ý khi con tương tác phát ra những âm thanh giống như đang muốn trò chuyện, bố/mẹ cũng cần tích cực phản hổi điều này. Hãy sáng tạo ra những câu chuyện và giao tiếp thêm bằng mắt với con, không nên nhại lại những âm thanh con phát ra, nó giống như chúng ta đang bỏ mặc câu chuyện của con.

Trò chơi trong gian đoạn này bố/mẹ nên chuẩn bị các đồ chơi có thể phát ra nhiều loại âm thanh khác nhau như xúc xắc, chuông, mõ… để cho con hiểu thêm một khái niệm mới rằng những âm thanh phát ra gắn liền với những hoạt động của con. Điều này sẽ khiến con hứng thú hơn rất nhiều.

Mẹ Xu - Giaoducsom Team.

Bài viết liên quan

Load More

Bình luận

1KQO6PN www.yandex.ru (marina.chugunova.1988@bk.ru)
1KQO6PN www.yandex.ru;
Họ tên:
Mobile:
Email:
Nội dung: